Lâm sản ngoài gỗ

H_CQVLVH
Nguyễn Văn Hợp

Mô tả chi tiết

Mô tả tóm tắt

Môn học Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp đối với Ngành Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường. Sau khi học xong các môn học: Thực vật học, Cây rừng 1, 2, 3, Động vật rừng, Côn trùng rừng, Lâm học, Điều tra rừng, Quy hoạch lâm nghiệp.

Mục tiêu - Kỹ năng

Về kiến  thức:

            Môn học sẽ trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản để mô tả, nhận biết và phân biệt những loài cây Lâm sản ngoài gỗ phổ biến ở Việt Nam.

Về kỹ năng:

            Học viên có kỹ năng để nhận biết, mô tả một số loài cây Lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam, phân loại chúng theo nhóm giá trị sử dụng. Kỹ năng về tổ chức quản lý, chính sách, nghiên cứu và đào tạo về Lâm sản ngoài gỗ.

Nội dung chính

Chương 1: Tổng quan về Lâm sản ngoài gỗ

(Tổng số tiết: 10 tiết; lý thuyết: 10, thảo luận: 0)

1.1. Các khái niệm về LSNG

1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ   

1.3. Giá trị của LSNG về kinh tế, xã hội, môi trường

1.4. Tính hình quản lý, sử dụng LSNG trên thế giới

1.5. Tình hình quản lý, sử dụng LSNG ở Việt Nam

1.6. Vấn đề sử dụng bền vững LSNG

- Khái niệm về sử dụng bền vững LSNG

- Vấn đề khai thác bền vững

- Vấn đề gây trồng, chăm sóc

- Vấn đề thị trường

- Vấn đề chính sách

- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Chương 2: Phân loại Lâm sản ngoài gỗ theo nhóm giá trị sử dụng

(Tổng số tiết: 25 tiết; lý thuyết: 15 tiết, thảo luận: 10 tiết)

2.1. Giới thiệu một số quan điểm về phân loại LSNG chủ yếu

2.2. Phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng

2.2.1. Nhóm cho sợi

- Nhóm tre nứa

- Nhóm song mây

- Nhóm cho da, lông, sừng, xương

- Nhóm cho sợi khác

2.2.2. Nhóm cho tanin, thuốc nhuộm

- Nhóm cho tanin

- Nhóm cho màu nhuộm

2.2.3. Nhóm cho dầu, nhựa

- Nhóm cho tinh dầu

- Nhóm cho nhựa

- Nhóm cho nhựa sáp, sơn

2.2.4. LSNG dùng làm lương thực, thực phẩm

- Nhóm cho tinh bột

- Nhóm cho dầu ăn

- Nhóm cho rau ăn, chăn nuôi

- Nhóm dùng làm gia vị

- Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

2.2.5. LSNG dùng làm dược liệu

- Nhóm dược liệu có nguồn gốc từ thực vật

- Nhóm dược liệu có nguồn gốc từ động vật

2.2.6. LSNG dùng làm cảnh, bóng mát

- Nhóm hoa cảnh

- Nhóm thân, lá cảnh

- Nhóm làm cảnh có nguồn gốc từ động vật

* Thảo luận:

- Thảo luận bài 1: 3 tiết (Nhận biết các loài LSNG thuộc nhóm cho sợi; tanin, thuốc nhuộm; cho dầu, nhựa).

- Thảo luận bài 2: 4 tiết (Nhận biết các loài LSNG thuộc nhóm dược liệu)

- Thảo luận bài 3: 3 tiết (Nhận biết các loài LSNG thuộc nhóm: Lương thực, thực phẩm; cây cảnh, bóng mát).

Chương 3: Tổ chức quản lý và phát triển LSNG ở cộng đồng

(Tổng số: 10; lý thuyết: 10 tiết, thảo luận: 0 tiết)

3.1. Vấn đề chính sách và thể chế trong quản lý LSNG

3.2. Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam

3.3. Một số vấn đề về thực trạng khai thác, chế biến và sử dụng LSNG

3.3.1. Nhóm LSNG cho lương thực, thực phẩm

3.3.2. Nhóm LSNG làm dược liệu

3.3.3. Nhóm LSNG cho sợi; tanin, thuốc nhuộn; tinh dầu, nhựa.

3.3.4. Nhóm LSNG làm cảnh, bóng mát

3.4. Thực trạng gây trồng và chăm sóc một số loài LSNG

3.4.1. Gây trồng và nhân giống song, mây

3.4.2. Gây trồng và nhân giống tre

3.4.3. Gây trồng và nhân giống một số loại LSNG khác

3.5. Khía cạnh thị trường của LSNG

3.5.1. Tình hình buôn, bán, thương mại LSNG ở Việt Nam và một số nước Châu Á

3.5.2. Mạng lưới thị trường và vấn đề buôn bán LSNG

3.6. Lập kế hoạch và tổ chức quản lý LSNG dựa vào cộng đồng

3.6.1. Nội dung lập kế hoạch

3.6.2. Phương pháp lập kế hoạch

3.6.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý LSNG

Hoạt động dạy và học

Lý thuyết:Tổng quan về Lâm sản ngoài gỗ (LSNG); Phân loại LSNG theo nhóm/giá trị sử dụng; Tổ chức quản lý và phát triển LSNG ở cộng đồng.

Thực hành: Nhận biết các loài LSNG đại diện cho các nhóm giá trị sử dụng

- Mô tả và giải thích được một loài sinh vật (sản phẩm sinh vật) là LSNG.

- Nhận biết và phân biệt được các loại LSNG chủ yếu và các sản phẩm là LSNG.

- Phân tích được tình hình tổ chức quản lý LSNG ở các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia, các lâm trường và cộng đồng địa phương.

- Lập được kế hoạch quản lý LSNG theo hướng bền vững.

Trợ giúp

Lien he:

tailieu.vfu2.edu.vn

 

email: hopvfu@gmail.com

phone number: 0977672338 

Nguồn lực và tài nguyên

Tài liệu học tập và tham khảo

  1. Bộ NN & PTNT - Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác(2006). Cẩm nang ngành lâm nghiệp (chương Lâm sản ngoài gỗ). Hà Nội.
  2. Bộ NN & PTNT – Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư quốc gia (2008). Kỹ thuật trồng cây lâm sản ngoài gỗ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  3. Đặng Đình Bôi và cộng sự (2002), Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ. Chương trình hỗ trợ LNXH, Hà Nội.
  4. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
  5. Trần Ngọc Hải, Phạm Thanh Hà và Phùng Thị Tuyến (2009). Lâm sản ngoài gỗ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  6. Nguyễn Tiến Hiệp, Lê Thị Huyên (2004), Hình thái và phân loại thực vật, Nxb Nông nghiệp
  7. Đặng Việt Hùng, Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2.
  8. Nguyễn Thị Hạnh, Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2.

Phương pháp đánh giá

1. Hệ tín chỉ

* Quá trình: 40% Trong đó:

- Chuyên cần: 10% (tham dự đủ các buổi lý thuyết, tham gia xây dựng bài, .....)

- Kiểm tra giữa kỳ: 20% (Trắc nghiệm khách quan)

- Thực hành (Thảo luận): 10% (Thực hành tại phòng thực hành thực vật rừng)

* Thi hết học phần: 60% (Trắc nghiệm khách quan, thời gian 60 phút, đề đóng)

2. Hệ niên chế

* Quá trình: 30% Trong đó:

- Chuyên cần: 10% (tham dự đủ các buổi lý thuyết, tham gia xây dựng bài, .....)

- Kiểm tra giữa kỳ: 10% (Trắc nghiệm khách quan)

- Thực hành (Thảo luận): 10% (Thực hành tại phòng thực hành thực vật rừng)

* Thi hết học phần: 70% (Trắc nghiệm khách quan, thời gian 60 phút, đề đóng)


Quản lý môn học H_CQVLVH : Nguyễn Văn Hợp
Quản trị Học Liệu VNUF2 : txvcomputer
Developed by VNUF2