Quản lý hành chính về đất đai

QLHC
Trần Thị Kim Chuyên

Mô tả chi tiết

Mô tả tóm tắt

1. Tên môn học

          Tên tiếng Việt:      Quản lý hành chính về đất đai

          Tên tiếng Anh:     Land Administration

          Mã môn học:           

2. Số tín chỉ:        3

3. Phân bố giờ thời gian

Học phần

TT chương

Tên chương

Tổng số giờ

Lý thuyết

Thảo luận/Bài tập

 

1

Một số vấn đề chung về quản lý hành chính về đất đai

 

8

7

1

 

2

Hệ thống tổ chức về chế độ quản lý hành chính về đất đai

14

13

1

 

3

Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

7

6

1

 

4

Tài chính về đất đai

6

5

1

 

5

Nội dung quản lý một số loại đất

10

9

1

 

 

Tổng

45

40

5

         

4. Mục tiêu và yêu cầu môn học:

4.1. Mục tiêu

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nội dung về quản lý nhà nước và cơ sở của quản lý nhà nước về đất đai, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từ đó tiếp cận bước đầu với nội dung quản lý nhà nước về đất đai; nguyên tắc, phương pháp và cơ sở phân loại đất theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng phục vụ cho quản lý đất đai.

4.2. Yêu cầu

- Kiến thức:

          + Hiểu được nội dung, chu trình và mối quan hệ giữa các bước trong công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai theo các nội dung quản lý hành chính nhà nước về đất đai theo luật đất đai hiện hành (giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, tài chính về đất đai)

          - Kỹ năng:

+ Có khăn năng soạn thảo được văn bản quản lý hành chính về đất đai theo đúng thể thức và nội dung quy định;

+ Có khả năng vận dụng một cách hiệu quả và hợp lý các nguyên tắc, công cụ và phương pháp quản lý hành chính trong từng tình huống của công tác quản lý hành chính về đất đai;

+ Có khả năng thực hiện trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và đấu giá quyền sử dụng đất với các trường hợp cụ thể

+ Có khả năng tính được tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, lệ phí địa chính khi thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước về đất đai (như khi giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, dịch vụ công về đất đai, xử phạt vi phạm hành chính về đất đai…)

- Thái độ:

          +  Tham khảo đầy đủ các học liệu và thu thập các thông tin mới liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai cả nước và một số địa phương để phục vụ cho việc học lý thuyết, làm bài tập nhóm và thảo luận trên lớp.

          + Có thức chấp hành đúng các quy định pháp luật đất đai trong công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai.

5. Điều kiện tiên quyết

          - Môn Luật đất đai

6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học

Nội dung cơ bản gồm: nguyên tắc, phương pháp, công cụ và chức năng quản lý hành chính nhà nước về đất đai; hệ thống tổ chức quản lý hành chính về đất đai; giao đất, cho thuê đất; tài chính về đất đai; nội dung quản lý hành chính một số loại đất;

7. Nội dung chi tiết môn học

7.1. Lý thuyết

CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ

HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

1.1 Khái niệm và mục đích của quản lý hành chính về đất đai

1.1.1. Khái niệm quản lý hành chính về đất đai

1.1.2  Mục đích của quản lý hành chính về đất đai

1.2. Nguyên tắc, chủ thể và phương pháp quản lý hành chính về đất đai

1.2.1. Nguyên tắc quản lý hành chính về đất đai

1.2.2. Chủ thể của quản lý hành chính về đất đai

1.2.3. Phương pháp quản lý hành chính về đất đai

1.3. Công cụ và chức năng quản lý hành chính về đất đai

1.3.1. Công cụ quản lý hành chính về đất đai

1.3.2. Chức năng quản lý hành chính về đất đai

1.4. Văn bản trong quản lý hành chính về đất đai

1.4.1. Khái niệm, ý nghĩa và chức năng của văn bản quản lý hành chính về đất đai

1.4.2. Các loại văn bản trong quản lý hành chính về đất đai

1.4.3. Nguyên tắc và thể thức văn bản trong quản lý hành chính về đất đai

CHƯƠNG 2 – HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

2.1. Chế độ quản lý đất đai thời kỳ phong kiến

2.2. Quản lý đất đai giai đoạn 1945 – 1980

2.3. Quản lý đất đai giai đoạn 1980 – 2002

2.4. Quản lý đất đai giai đoạn 2003-2012

2.5. Hệ thống tổ chức và chế độ quản lý đất đai theo Luật đất đai 2013

2.5.1. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý hành chính về đất đai

2.5.2. Nội dung và chu trình quản lý hành chính về đất đai

2.5.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương (UBND) các cấp trong công tác quản lý hành chính về đất đai

CHƯƠNG 3 – GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, THU HỒI ĐẤT VÀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

3.1. Giao đất, cho thuê đất

3.1.1. Khái niệm, mục đích giao đất và cho thuê đất

3.1.2. Căn cứ giao đất và cho thuê

3.1.3. Các hình thức và đối tượng giao đất, cho thuê đất,

3.1.4. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất

3.1.5. Thời hạn sử dụng đất khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất

3.1.6. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất

3.2. Đấu giá quyền sử dụng đất

          3.3.1. Khái niệm về đấu giá quyền sử dụng đất

          3.3.2. Điều kiện tổ chức đấu giá đất

          a. Điều kiện thửa đất được tổ chức đấu giá

          b. Điều kiện được đăng ký tham gia đấu giá

3.2.3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người trúng đấu giá

3.2.4. Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất

          3.2.5. Trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất

3.2.6. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong tổ chức đấu giá

3.3. Thu hồi đất

3.3.1. Khái niệm, mục đích thu hồi đất

3.3.2. Các hình thức thu hồi đất và thẩm quyền thu hồi đất

3.3.3. Trình tự, thủ tục thu hồi đất

3.3.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và giải quyết việc làm khi thu hồi đất

CHƯƠNG 4 - NỘI DUNG QUẢN LÝ MỘT SỐ LOẠI ĐẤT

4.1. Nội dung quản lý hành chính về đất nông nghiệp

4.1.1. Hiện trạng đất nông nghiệp

4.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

4.1.3. Nội dung quản lý hành chính đất nông nghiệp

4.2. Nội dung quản lý hành chính về đất phi nông nghiệp

4.2.1. Khái quát về đất phi nông nghiệp

4.2.2. Nội dung quản lý đất phi nông nghiệp

CHƯƠNG 5: TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

5.1 Chính sách giá đất

5.2 Chính sách thu tiền sử dụng đất

          5.2.1. Thu tiền khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất

          5.2.2. Thu tiền sử dụng đất khi công nhận QSDĐ

5.3 Chính sách thuế

5.3.1. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

5.3.2 . Thuế sử dụng đất nông nghiệp

5.3.3. Thuế chuyển quyền sử dụng đất/thuế thu nhập cá nhân.

5.4.Phí và lệ phí địa chính.

5.5. Chính sách tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

8. Hướng dẫn thực hiện

8.1. Về lý thuyết:

          Thực hiện theo thời khóa biểu của Nhà trường

8.2. Về thực hành/Bài tập

          Thực hiện theo nhóm: 30 - 50 sinh viên/1 nhóm theo các bài do sinh viên thiết kế như sau:

          Bài 1: Thiết kế văn bản hành chính về đất đai

          Bài 2: Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

Bài 3: Trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất

          Bài 4: Nội dung quản lý một số loại đất

Bài 5: Tính thuế sử dụng đất  

9. Tài liệu học tập và tham khảo

9.1. Tài liệu học tập chính

- Nguyễn Bá Long (2007), Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

9.2. Tài liệu tham khảo

- Lê Đình Thắng (2000), Quản lý nhà nước về đất đai. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Phạm Kim Giao (2002), Quản lý nhà nước về đô thị, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2002.

- Luật đất đai (2003), NXB CTQG, Hà Nội.

- Luật đất đai (2013), NXB CTQG, Hà Nội

10. Tiêu chuẩn đánh giá học viên

- Chuyên cần: 10%

- Thi giữa kỳ: 15%

- Bài tập, thảo luận: 15%

- Thi cuối kỳ:  60%


Quản lý môn học QLHC : Trần Thị Kim Chuyên
Quản trị Học liệu : txvcomputer
Developed by VNUF2